image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh Nam Định
Lượt xem: 138

Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, hướng dẫn người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số Việt Nam. Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) có sứ mệnh hỗ trợ cho người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 2.160 Tổ CNSCĐ (11.500 thành viên)/2.160 Thôn, Xóm, Tổ dân phố, với tổng số lượng thành viên là trên 11.500 người.

Với tôn chỉ “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người”, Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cầu nối của chính quyền địa phương nhằm: Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác chuyển đổi số đến Nhân dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn người dân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các nội dung về chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số; phổ cập công nghệ số … ứng dụng VneID; bảo hiểm xã hội, sổ sức khỏe điện tử; tài khoản mobile money, thanh toán điện tử, hướng dẫn trực tiếp các hộ kinh doanh đăng ký cửa hàng trực tuyến và tài khoản thanh toán điện tử; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, quốc gia; tra cứu thủ tục hành chính qua ứng dụng Zalo, các sàn thương mại điện tử…; tham gia thực hiện chuyển đổi số trong từng lĩnh vực của đời sống. Tổ CNSCĐ được xem  là có vai trò quan trọng góp phần vào quá trình chuyển đổi số đang diễn ra rất sâu rộng, triệt để cũng như hiệu quả ở địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình, từng người dân, tạo lập hành vi, thói quen số cho người dân trên môi trường số, thúc đẩy người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Ảnh: Chuyển đổi số xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực

Trong thời gian qua Tổ CNSCĐ đã đóng góp quan trọng trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh: các chỉ tiêu, nhiệm vụ  đều đạt hoặc vượt so với yêu cầu của Nghị quyết số 17/NQ-CP, Quyết định số 749/QĐ-TTg; Quyết định số 942/QĐ-TTg; Quyết định số 411/QĐ- TTg; Nghị quyết số 09-NQ/TU; chỉ số xếp hạng chuyển đổi số (DTI Index) của tỉnh năm 2022 được Bộ TTTT xếp hạng thứ 10/ 63 tỉnh, thành phố, tăng 01 bậc so với năm 2020, 2021 (02 năm liên tiếp xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố). Chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân doanh nghiệp trên Cổng DVC Quốc gia năm 2022, 2023 Nam Định đều đứng trong Top 10 tỉnh dẫn đầu trên toàn quốc, trong đó có nhiều Tháng, nhiều Quý là tỉnh dẫn đầu so với 63 tỉnh, thành phố.

anh tin bai
anh tin bai

Đây là mô hình không chỉ giúp ích cho người dân trong việc tiếp cận với môi trường số mà còn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, những đối tượng đang chuyển dần sang nền kinh tế số. Sáu nội dung quan trọng được tổ công nghệ số cộng đồng truyền tải đến nhân dân, bao gồm: 1- Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 2- Thanh toán không dùng tiền mặt; 3- Mua bán trên các sàn thương mại điện tử; 4- Sử dụng nền tảng số Việt Nam; 5- Kỹ năng sử dụng phần mềm đảm bảo an toàn thông tin mạng cơ bản; 6- Nội dung quan trọng khác theo định hướng, chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Để Tổ CNSCĐ tiếp tục phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân đổi mới tư duy nhận thức, thực hiện chuyển đổi số, đối với các cấp chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ CNSCĐ triển khai thực hiện hiệu quả:

Thứ nhất, Tăng cường công tác tập huấn cho các thành viên Tổ CNSCĐ thành thạo về việc sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số, công nghệ số thông qua trực tiếp và trực tuyến (nền tảng học trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông (https://onetouch.mic.gov.vn/pho-cap-ky-nang-so/) đến các thành viên trong tổ, người dân để sử dụng và coi đây là tài liệu chính thức trong hoạt động của Tổ CNSCĐ; in các tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng từng ứng dụng số thông qua các áp phích hoặc tờ rơi để các thành viên Tổ CNSCĐ tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp người dân cài đặt, sử dụng; Tài liệu tập huấn trên trang Chuyển đổi số tỉnh Nam Định (https://www.chuyendoiso.namdinh.gov.vn/)

Thứ hai, Cần xem xét ban hành chính sách đặc thù của tỉnh để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, tập trung hơn, trong đó có chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo động lực thúc đẩy hoạt động hiệu quả của Tổ CNSCĐ (công cụ liên quan như điện thoại thông minh, máy tính, đường truyền; hỗ trợ kinh phí triển khai....);

Thứ ba, Định hướng về nội dung, trọng điểm tuyên truyền, hướng dẫn người dân về chuyển đổi số đối với các Tổ công nghệ số cộng đồng phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn, hạn chế tình trạng mỗi địa phương triển khai một kiểu, thiếu tính đồng bộ, thống nhất;

Thứ tư, Khuyến khích thu hút lực lượng nòng cốt là các đoàn viên, thanh niên, công an, đoàn thể ở địa phương tích cực tham gia Tổ CNSCĐ;

Thứ năm, Các đơn vị, địa phương cũng đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích của địa phương chủ động chuyển đổi số, hỗ trợ đối với lực lượng chuyên trách đảm bảo an toàn thông tin để tạo nguồn, giữ chân lực lượng chuyên trách này…

Tổ chức và duy trì hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là một trong những giải pháp đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai chuyển đổi số. Việc triển khai và phát huy hiệu quả của Tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tại cơ sở, từ đó lan tỏa, đưa công nghệ số đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội. Phát huy hiệu quả Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ tạo ra các công dân số, công dân số thì tạo ra xã hội số, xã hội số thì tạo ra nhu cầu số, nhu cầu số thì tạo ra thị trường số, thị trường số thì tạo ra doanh nghiệp số và từ đó hình thành nền kinh tế số./.

Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh./.  

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang