image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Mô hình chuyển đổi số tại Chi cục Thủy sản
Lượt xem: 150

Thủy sản là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Trong những năm vừa qua, khai thác thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho hơn 5.200 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp. Tổng số tàu cá của toàn tỉnh là 1.215 chiếc, tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên là 513 chiếc khai thác vùng khơi. Những năm gần đây, cùng với việc phát triển đóng mới và cải hoán tàu cá có công suất lớn vươn khơi sản xuất, đã giúp cho sản lượng khai thác thủy sản không ngừng tăng cao.

Bên cạnh những ưu thế và thành tựu đạt được, nghề khai thác hải sản vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sự phát triển bền vững, tình trạng vi phạm về khai thác thủy sản vẫn còn xảy ra, nhất là khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Một số ngư dân vẫn sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản; chưa ghi nhật kí khai thác thủy sản đầy đủ, chưa đánh dấu tàu cá… đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và nguy cơ gây mất an toàn, an ninh, trật tự trong khai thác thủy sản trên biển. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng tàu cá một số tỉnh khai thác vi phạm ngư trường của các nước lân cận ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lí nguồn lợi thuỷ sản phát triển bền vững. Chính vì vậy, ngày 23/10/2017, EC đã áp dụng biện pháp cảnh báo đối với thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu (thẻ vàng) đã gây khó khăn rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản khai thác của nước ta vào châu Âu và một số thị trường khác. Sự phát triển của nghề khai thác thủy sản làm cho lượng tàu cá ngày càng tăng, ngư trường khai hải sản ngày càng rộng, lực lượng phương tiện phục vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát còn mỏng nên việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên biển gặp nhiều khó khăn.

Truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác gặp khó khăn do dựa vào nhật ký khai thác của người dân ghi sau khi tàu đã vào bờ nên không thể xác định vị trí tàu cá chính xác của tàu khai thác. Đối với những chủ tàu không trực tiếp đi biển gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động của tàu cá do không nắm được thông tin vị trí.

  Theo Luật Thủy sản 2017 quy định tất cả các tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên đều phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đây cũng là khuyến nghị của Uỷ ban châu Âu (EC) đối với các tàu đánh bắt xa bờ nhằm minh bạch và chống đánh bắt bất hợp pháp. Nếu các chủ tàu, thuyền trưởng không bật thiết bị giám sát hành trình 24/24 giờ khi đi khai thác hải sản trên các vùng biển, các ngành chức năng sẽ tiến hành xử phạt theo quy định. Đây là một trong những nỗ lực để nhanh chóng gỡ “thẻ vàng” của EC.

Để quản lý hoạt động của tàu cá, cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng hệ thống giám sát tàu cá đảm bảo quản lý toàn bộ thông tin tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương để kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá; quản lý được nhật ký khai thác, chống khai thác bất hợp pháp.

Hệ thống giám sát tàu cá hiển thị vị trí tàu, thời gian, vận tốc, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, thông tin thời tiết, trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá; Có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo quy định, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát tàu cá, tạo khu vực để quản lý tàu và gửi cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực.

Bản đồ điện tử được sử dụng thể hiện rõ được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, các vùng cấm đánh bắt, các cảng cá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp.

Sau khi áp dụng phần mềm quản lý hoạt động khai thác thủy sản bằng hệ thống giám sát tàu cá kết nối vệ tinh, Chi cục Thủy sản cử cán bộ trực hệ thống giám sát tàu cá theo quy định và kết quả như sau:

- Kiểm soát có hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản, giám sát chặt hoạt động khai thác bất hợp pháp, không để tàu cá Nam Định vi phạm các quy định về khai thác IUU, đặc biệt không có tàu cá của Nam Định vi phạm vùng biển nước ngoài...

- Trong năm 2023 công tác phòng, chống khai thác IUU của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định: Công tác quản lý tàu thuyền được tăng cường; đã đăng ký cho 1.204/1.204 tàu cá (đạt 100%), đã thực hiện đăng kiểm cho 540/810 tàu cá (đạt 66,67%), cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 468/521 tàu cá (đạt 89,83%), cấp Giấy phép khai thác thủy sản cho 1.171/1.204 tàu (đạt 97,26%), số tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị GSHT là 510/521 tàu (đạt 97,89%);  nhận thức về khai thác IUU của cộng đồng ngư dân được quan tâm; việc khai báo tàu trước khi rời, cập cảng, ghi nộp nhật ký khai thác thủy sản được thực hiện; hoạt động sản xuất của đội tàu cơ bản ổn định, từng bước nâng cao nhận thức của ngư dân về nghề cá có trách nhiệm.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát khai thác IUU đã được cơ quan chức năng quan tâm và bước đầu đã xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá.

- Hệ thống đã hỗ trợ hiệu quả công tác PCTT và TKCN chuyên ngành thủy sản trong công tác kiểm đếm, kêu gọi tàu cá vào bờ tránh trú bão, ATNĐ.

anh tin bai

Chi cục Thủy sản phối hợp với các cơ quan xử lý tàu cá mất tín hiệu VMS

anh tin bai

Hệ thống giám sát tàu cá VMS áp dụng tại Nam Định

Chi cục Thủy Sản

   

Tin khác
1 2 3 4 
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang