image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nông dân Nam Định ra quân đợt cao điểm phòng trừ dịch hại vụ Xuân năm 2023
Lượt xem: 3030

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố: Lúa toàn tỉnh sẽ trỗ bông tập trung từ ngày 05-15/5, khoảng 3% diện tích lúa trỗ cuối tháng 4 và 50% diện tích lúa trỗ trước 10/5. Thời tiết đầu tháng 4 đến nay có nhiều ngày mưa phùn, nồm ẩm nên việc rút nước lộ ruộng đạt hiệu quả không cao, một số diện tích có biểu hiện thừa đạm gây nguy cơ phát sinh bệnh bạc lá lúa và các đối tượng sâu bệnh khác.

Hiện nay, bệnh khô vằn đã phát sinh với mức độ cao hơn cùng kỳ năm trước và gây hại trên các trà lúa, tỉ lệ bệnh 5-10%, cao 30-40%, cục bộ >50%, bệnh sẽ tiếp tục lây lan mạnh trong thời gian tới. Nguồn sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 cao gấp 2-3 lần các năm trước, mật độ phổ biến 5-7 con/m2, cao 15-20 con/m2, cục bộ 30-40 con/m2 phổ biến tuổi 5 và nhộng. Rầy lứa 2 (chủ yếu rầy lưng trắng) sẽ nở rộ từ cuối tháng 4, dự kiến mật độ phổ biến 200-500 con/m2, nơi cao 2.000-3.000 con/m2, cục bộ > 3.000 con/m2, mật độ cao chủ yếu ở các huyện phía Nam tỉnh, phía Bắc tỉnh gây hại cục bộ.

Ngoài ra lúa cỏ (lúa ma) và cỏ lồng vực cạn đang tiếp tục phát sinh và gây hại với mức độ thấp hơn cùng kỳ năm trước

Thời gian tới thời tiết sẽ diễn biến phức tạp như có mưa, ẩm độ cao cùng với không khí lạnh tăng cường  trùng với thời điểm lúa trỗ bông. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ bùng phát và gây hại diện rộng.

anh tin bai

Bệnh khô vằn đang gây hại cho lúa vụ Xuân 2023

Nông dân trong toàn tỉnh đang chuẩn bị mọi điều kiện để ra quân đợt phòng trừ dịch hại trên lúa Xuân vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2023.

Các huyện, thành phố đã ra văn bản, tuyên truyền các hộ nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, tự phân loại các trà lúa để có biện pháp chăm sóc bổ sung phù hợp, không bón phân Urê khi lúa ôm đòng - sắp trỗ để giảm thiểu sự phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu, bệnh cuối vụ, nhất là bệnh Bạc lá trong điều kiện gặp mưa to, gió lớn... các địa phương trong tỉnh đang tích cực tuyên truyền đợt phòng trừ dịch hại. Phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông lúc lúa trỗ 3-5% số bông (ruộng trỗ trước phun trước, ruộng trỗ sau phun sau) cho các giống nhiễm như: BC15, Nếp, Khang Dân 18, TBR225, Q5, QR1, Thiên ưu 8, Đài thơm 8, Phúc Thái 168... đặc biệt là trà lúa trỗ bông trước ngày 10/5; những diện đã nhiễm bệnh đạo ôn lá và khi lúa trỗ gặp mưa (Không nên sử dụng loại thuốc chỉ chứa 1 hoạt chất Isoprothiolane để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông do hiệu lực phòng trừ kém)

Đối với bệnh khô vằn: Phun trừ ngay cho những diện tích bệnh chớm xuất hiện hoặc đã phun nhưng bệnh chưa dừng.

Phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 kết hợp với trừ rầy lứa 2 tập trung từ ngày 02-07/5/2023.

Các địa phương đã tăng cường điều tra, phát hiện lúa cỏ để nhổ bỏ bằng tay, đây là biện pháp diệt cỏ hiệu quả cao để hạn chế nguồn lây lan. Những diện tích nhiễm nặng lúa cỏ không cho thu hoạch (>70%) cần tổ chức be bờ, khoanh vùng, cày vùi dập toàn bộ cây lúa và lúa cỏ để tránh phát tán nguồn bệnh sang vùng khác.

Bên cạnh đó, UBND cấp xã cần tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn. Chỉ đạo, khuyến cáo các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV chỉ cung ứng những loại thuốc có trong danh mục và theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt & BVTV

anh tin bai

Bà con nông dân đang tích cực phòng trừ bệnh khô vằn trên lúa vụ Xuân 2023

                                                     Nguyễn Quốc Việt - Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Nam Định

 

 

 

  

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang