image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn
Lượt xem: 540
Ngày 21/12/2021, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn giai đoạn 2015-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025 bằng hình thức trực tuyến do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Chủ trì.
anh tin bai

Để thực hiện và phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng vào phát triển bền vững (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013), tái cơ cấu ngành thủy lợi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến (TT), tiết kiệm nước (TKN) cho cây trồng cạn đã được ban hành tại Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/5/2015 với mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 có 500.000 ha cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới TT, TKN. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch, đến thời điểm hiện tại, có gần 530.000 ha cây trồng cạn được áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, vượt khoảng 30.000 ha (6%) so với mục tiêu kế hoạch đặt ra và tăng hơn 4,5 lần so với năm 2015 (năm đầu kế hoạch), góp phần phần quan trọng vào các thành tựu phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thủy lợi nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và đóng góp hữu hiệu trong ứng phó với hạn hán, bảo đảm an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố, đến năm 2020, diện tích cây trồng có tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cả nước tại đạt khoảng 529.000 ha, vượt khoảng 6% so với mục tiêu kế hoạch đặt ra. Diện tích cây trồng cạn được áp dụng tưới tiết kiệm nước gia tăng đáng kể qua các năm (Hình 1). Cụ thể là, tính đến cuối năm 2015, diện tích cây trồng cạn được áp dụng tưới tiết kiệm nước đạt khoảng 115.000 ha; đến cuối năm 2016, diện tích này đã đạt khoảng 150.000 ha, tăng hơn 30% so với năm 2015 và đến cuối năm 2017, có khoảng 276.000 ha cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tăng hơn 84% so với năm 2016. Năm 2020 đạt khoảng 529.000 ha tăng 91% so với năm 2017 và tăng hơn 4,5 lần so với năm năm 2015 (năm đầu kế hoạch).

Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước có áp dụng tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. Các vùng phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước mạnh mẽ gồm: Đông Nam bộ (trên 181.000 ha), Tây Nguyên ( trên 142.000 ha), Đồng bằng sông Cửu Long (hơn 111.700 ha), Nam Trung Bộ (trên 44.000 ha). Vùng thấp nhất là Bắc Trung bộ (hơn 9.000 ha). Có 12 tỉnh đứng đầu danh sách áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (với diện tích áp dụng trên 10.000 ha), theo thứ tự là: Tây Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Lâm Đồng, Gia Lai, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Thuận, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Trà Vinh.

Theo kết quả điều tra và báo cáo của các địa phương, tùy theo loại cây trồng, tùy theo địa phương, áp dụng tưới TT, TKN giúp tăng năng suất cây trồng từ 10-50% (xoài: 25-50%; cam: 12-25%; bưởi: trên 30%; thanh long: 30%; măng tây: 20%; rau: 12-20%; mía: 80-120%); giảm chi phí công lao động để tưới và chăm sóc 10-90% (xoài: 8-78%; cam: 55-76%; bưởi: 50-78%; thanh long: 96%; rau: 66-75%); tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua tăng mức độ tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm từ 3-60% và góp phần tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ 10-30%, thu nhập của người dân từ 10-50%.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, 6 năm qua, kế hoạch phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đã vượt mục tiêu đề ra. Vấn đề quan trọng hơn là nhiệm vụ này đã bước đầu huy động được sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ thể sản xuất. Đây là yếu tố rất quan trọng, nền móng đầu tiên, tạo tiền đề cho phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ ra: Việc triển khai thực hiện kế hoạch tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Trước hết là về nhận thức của một bộ phận lãnh đạo và nhiều tầng lớp Nhân dân đối với vấn đề này là chưa đầy đủ; chưa thu hút được sự vào cuộc mạnh mẽ của khu vực tư nhân. Từ đó, chưa có sự đầu tư thực sự xứng tầm. Một số chính sách tốt của Nhà nước để thúc đẩy tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được ban hành, có động lực nhưng thực tế chưa đi vào cuộc sống. Việc tiếp cận và thụ hưởng chính sách của doanh nghiệp, người dân còn nhiều hạn chế. Có nơi thiếu nguồn lực, nhiều nơi có nguồn lực thì việc triển khai lại thiếu bài bản, đồng bộ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, tưới tiết kiệm không thể làm theo cách đầu tư mô hình rồi nhân rộng, bởi cách làm này cần nguồn kinh phí lớn từ ngân sách Nhà nước; khi không còn ngân sách hỗ trợ, mô hình sẽ rất dễ tan vỡ. Chính vì vậy, thời gian tới, Bộ NN&PTNT và các bộ ngành, địa phương cần phối hợp, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của các thành phần kinh tế.

Tại điểm cầu Nam Định, đồng chí Trần Đức Việt – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì và chỉ đạo hội nghị, cùng tham gia có đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

                                                                                                                              Lê Đức Anh - Phòng Quản lý xây dựng công trình 

Tin khác
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang