Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định Hướng dẫn cơ cấu giống lúa và thời vụ gieo cấy lúa Mùa năm 2023
Hiện nay bà con nông dân trong tỉnh đang chuẩn bị bước vào sản xuất vụ Mùa 2023, bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn, thách thức. Để tổ chức tốt sản xuất vụ Mùa 2023, góp phần thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp Nam Định, các địa phương trong tỉnh cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ sản xuất.
Về
thuận lợi: Kết quả, thành tựu trong xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông
nghiệp là động lực thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp,
nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa. Hình thành nhiều vùng tích tụ ruộng
đất với các cánh đồng lớn tập trung, thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển
sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị và hiệu quả cao. Nhiều TBKT mới
về giống, cơ giới hoá và nhiều mô hình cơ cấu lại nông nghiệp có hiệu quả đã được
khẳng định trong thực tiễn sản xuất giúp người nông dân có thêm nhiều lựa chọn
để áp dụng vào sản xuất. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh
doanh tham gia hiệu quả vào các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm lúa
gạo, rau quả và trứng, thịt, cũng như tham gia chương trình OCOP của Tỉnh (có
329 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên).
Khó
khăn: Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn
và gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2022; các đợt mưa lớn tập trung từ tháng
6-8/2023 đúng vào thời kỳ cao điểm đang tập trung gieo cấy vụ Mùa và lúa còn thấp
cây. Các đối tượng sâu, bệnh, dịch hại nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên
cây trồng, nhất là bệnh lùn sọc đen, lúa cỏ (lúa ma). Lực lượng lao động nông
nghiệp thiếu và yếu, nhất là thời kỳ cao điểm do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
thấp, lực lượng trẻ đi làm xa hoặc chuyển sang ngành nghề khác có thu nhập cao
hơn. Giá vật tư nông nghiệp có nhiều biến động, thị trường và giá nhiều loại
nông sản không ổn định ảnh hưởng tới khả năng đầu tư của các hộ nông dân và hiệu
quả sản xuất. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nông
nghiệp, nông thôn chưa tạo nhiều động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và thu
hút đầu tư.
Trước những thuận lợi và khó khăn trên quan điểm
chỉ đạo chung là: Bám sát diễn biến thời tiết, thị trường và yêu cầu cơ cấu lại
ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM để chủ động định hướng sản xuất hàng hóa
trong vụ Mùa 2023. Chủ động xây dựng các giải pháp kỹ thuật thâm canh, phát triển
nhanh các mô hình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và tổ chức tốt sản xuất vụ
Mùa đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP. Chú trọng phát triển các hình thức hợp
tác, liên kết sản xuất hàng hóa, nhất là các cánh đồng liên kết chuỗi giá trị,
gắn với việc phát triển các sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực, thế mạnh của
từng địa phương gắn với đẩy mạnh triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Phấn đấu hoàn thành gieo cấy lúa Mùa trong khung thời vụ tốt nhất (trước ngày
15/7); triển khai hiệu quả các nội dung cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nâng
cao giá trị gia tăng của sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Các địa phương tích cực áp dụng mạ khay - máy cấy
trong sản xuất lúa
Về
diện tích: Toàn tỉnh dự kiến gieo cấy 71.800 ha lúa và trồng 8.500 ha cây rau
màu Hè thu. Phấn đấu đạt năng suất lúa bình quân từ 50,0 tạ/ha trở lên.
Về
cơ cấu giống: Tập trung sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới
120 ngày, có năng suất, chất lượng khá, ít nhiễm bệnh bạc lá và rầy. Những
chân ruộng nhiễm chua, mặn hoặc úng - trũng cần tăng cường sử dụng lúa lai chất
lượng cao. Các giống chủ yếu: Lúa lai: Lai thơm 6, CT16, TX 111, Phúc thái
168,….Lúa thuần: TBR279, TBR225, Lộc Trời 183, BC15, LP5, Nếp 97, DQ11, Nam Định
5, Đài thơm 8, Hương cốm 4, TBR89, ĐH12, Nếp Hưng Yên, Nếp A sào, CS6-NĐ,
ADI28, M1-NĐ, Nếp Bắc, Nếp Cái hoa vàng, Tám xoan, Dự…
Khảo
nghiệm, trình diễn các giống mới có triển vọng như: LT2-KBL, Thiên trường 900,
QL301, TBR97, Hana112, ADI30, Ngọc Châu, Hạt Ngọc 9, TBR225-KBL, BT7-KBL (dòng
mới đã được cải tiến chất lượng thương phẩm),…
Về
thời vụ gieo cấy: Gieo cấy càng sớm - càng tốt; Thực hiện đồng bộ các biện pháp
thâm canh, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện cơ cấu giống, phương thức gieo cấy
và thời vụ gieo cấy lúa Mùa nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, bệnh lùn sọc đen và
lúa cỏ; phấn đấu gieo cấy xong trước ngày 15/7.
Lịch
cụ thể: Trà Mùa sớm, Mùa trung sớm (phấn đấu 30-40% DT): Gieo mạ (nền, dược hoặc
dày xúc) từ ngày 10 - 15/6; cấy từ ngày 25/6 - 30/6.
Trà
Mùa trung (50-60% DT): Gieo mạ dược hoặc dày xúc từ ngày 18 - 20/6; mạ nền gieo
từ ngày 25 - 28/6; Cấy lúa từ ngày 05/7. Các giống BC15,…nên gieo mạ dược trước
ngày 18/6.
Trà
Mùa muộn gồm các giống đặc sản (10-11% DT): Gieo mạ dược từ ngày 05 - 10/6, cấy
từ ngày 05/7.
Gieo
sạ từ ngày 02 - 05/7. Chỉ gieo sạ ở những cánh đồng chủ động nước và ở những
nơi nông dân đã có kinh nghiệm gieo sạ.
Trà
mạ dự phòng (10% diện tích): Gieo mạ nền từ ngày 05 - 07/7.
Phương
thức gieo cấy: Trong tháng 7 và đầu tháng 8 thường xuất hiện mưa lớn và tập
trung nên dễ gây ngập úng trên diện rộng. Vì vậy các địa phương cần hết sức lưu
ý bám sát diễn biến thời tiết để điều chỉnh linh hoạt lịch gieo cấy cho phù hợp.
Chỉ
đạo việc bố trí cơ cấu giống và phương thức gieo cấy phù hợp để chủ động trong
công tác phòng chống mưa úng: Mở rộng và tăng cường áp dụng mạ khay - máy cấy,
sạ hàng để tiết kiệm giống, hạn chế lúa cỏ và sâu bệnh, nhất là đối với các mô
hình tích tụ ruộng đất quy mô lớn; mô hình dịch vụ của các HTX dịch vụ nông
nghiệp…. Hạn chế tối đa diện tích gieo sạ (Chỉ gieo sạ ở những cánh đồng chủ động
nước và ở những nơi nông dân đã có kinh nghiệm gieo sạ). Gieo mạ theo phương thức
mạ dược cho những chân ruộng vàn thấp, ruộng trũng và những diện tích có nguy
cơ bị ngập úng sau cấy. Gieo mạ nền cho những diện tích ruộng vàn, vàn cao.
Sản
xuất vụ Mùa 2023 có vị trí rất quan trọng nên các địa phương trong tỉnh đã tích
cực xây dựng Kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị sản phẩm góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu tăng trưởng ngành
năm 2023./.
Trần
Thị Huệ - Chi cục Trồng trọt & BVTV Nam Định