image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định Hướng dẫn cơ cấu giống lúa và thời vụ gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2023
Lượt xem: 804

Vụ Xuân là vụ sản xuất có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Tổ chức tốt sản xuất vụ Xuân sẽ góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tạo cơ sở để mở rộng sản xuất hàng hoá chất lượng cao và góp phần thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Hiện nay bà con nông dân đang chuẩn bị bước vào sản xuất vụ Xuân 2023, bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn, thách thức.

Về thuận lợi: Dịch bệnh Covid-19 đã được khống chế trong cộng đồng tạo thuận lợi cho việc tổ chức, triển khai chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Luật Trồng trọt, các Nghị định và Văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất, đầu tư của doanh nghiệp và các hộ nông dân. TBKT mới về giống, cơ giới hoá và nhiều mô hình cơ cấu lại nông nghiệp có hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn sản xuất giúp người nông dân có thêm nhiều lựa chọn để áp dụng vào sản xuất. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia hiệu quả vào các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, rau quả và trứng, thịt, cũng như tham gia chương trình OCOP của Tỉnh (hiện Nam Định đã có 251 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao).

Khó khăn: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Nhiệt độ từ tháng 01 đến tháng 3/2023 có xu hướng ở mức thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN và từ tháng 4 đến tháng 6/2023 có xu hướng cao hơn TBNN. Lượng dòng chảy trên các lưu vực sông Thao, Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 20-40% so với TBNN. Các đối tượng sâu, bệnh, dịch hại nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên cây trồng nhất là bệnh lùn sọc đen, lúa cỏ (lúa ma) trên lúa. Lực lượng lao động nông nghiệp thiếu và yếu. Giá vật tư nông nghiệp tiếp tục tăng, thị trường và giá nhiều loại nông sản không ổn định ảnh hưởng tới khả năng đầu tư của các hộ nông dân và hiệu quả sản xuất. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chưa tạo nhiều động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và thu hút đầu tư.

Trước những thuận lợi và khó khăn trên, quan điểm chỉ đạo chung của ngành nông nghiệp: Bám sát diễn biến thời tiết, thị trường và yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để chủ động định hướng sản xuất hàng hóa trong vụ Xuân 2023. Chủ động xây dựng các giải pháp kỹ thuật thâm canh, phát triển nhanh các mô hình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và tổ chức tốt sản xuất vụ Xuân đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP. Nhân rộng các mô hình tập trung, tích tụ ruộng đất, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản.

anh tin bai

 Áp dụng mạ khay trong sản xuất lúa

Về diện tích: Vụ xuân 2023 toàn tỉnh dự kiến gieo cấy 71.200 ha lúa và trồng 11.800 ha cây rau màu vụ Xuân. Phấn đấu đạt năng suất lúa bình quân từ 68,0 tạ/ha trở lên.

Về cơ cấu giống: Tập trung sử dụng các giống thuần ngắn ngày, chất lượng cao, có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những chân ruộng nhiễm chua, mặn hoặc úng - trũng cần tăng cường sử dụng lúa lai chất lượng cao. Các giống chủ yếu: Lúa lai: Lai thơm 6, Phúc thái 168, TX111, …Lúa thuần: LP5, Lộc Trời 183, TBR279, TBR225, HDT10, TBR89, Nếp 97, Nếp Hưng Yên, CS6-NĐ, Hồng Đức 9, Hương cốm 4, Đài thơm 8, Koji, Nếp Đài Loan,….

Mở rộng trình diễn các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh khá như: LT2-KBL, Thiên trường 900, QL301, TBR97, Hana112, ADI30, Ngọc Châu, Hạt ngọc 9…

Về thời vụ gieo cấy: Vụ Xuân 2023, lập Xuân vào ngày 04/02/2023 (tức ngày 14/01/2023 âm lịch), vì vậy để đảm bảo cho lúa Xuân sinh trưởng, phát triển và trỗ bông an toàn trong điều kiện thuận lợi nhất. Cần tổ chức gieo mạ cơ bản sau Tết Nguyên đán, tập trung từ ngày 27 - 31/01/2023, cấy từ ngày 10/02; hoàn thành trước ngày 25/02/2023. Gieo mạ theo phương thức mạ nền là chủ yếu. Khuyến khích nhân rộng mô hình áp dụng mạ khay - máy cấy và chỉ nên gieo sạ ở những vùng chủ động nước. Quan tâm chăm sóc, chống rét, bảo vệ mạ.

 Lịch cụ thể (bám sát diễn biến tình hình thời tiết để bố trí lịch thời vụ gieo cấy phù hợp): Mạ dược và mạ dày xúc: Gieo từ 16 - 19/01; cấy từ 10/02 trở đi (cấy khi mạ đạt 4 - 5 lá). Mạ nền: Gieo từ ngày 27 - 31/01; cấy từ ngày 10 - 25/02 (cấy khi mạ đạt 2,5 - 3 lá). Gieo sạ: Từ ngày 06 - 12/02.  Mạ dự phòng: Mỗi địa phương bố trí gieo dự phòng 10% diện tích, gieo theo phương thức mạ nền từ ngày 05 - 08/02.

* Lưu ý: : Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và năm 2023 nhuận 2 tháng 02 âm lịch nên các địa phương cần chỉ đạo quyết liệt về thời vụ, không để xảy ra tình trạng gieo cấy trước khung thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.

Chủ động biện pháp bảo vệ, chống rét cho mạ khi nhiệt độ không khí xuống dưới 150C; Chỉ cấy hoặc sạ khi nhiệt độ bình quân ngày ≥150C. Gần thời điểm ngâm ủ và gieo sạ cần theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết, nếu cần thiết phải điều chỉnh thời gian gieo cho phù hợp. Những giống có TGST dài như TX111, BC15 kháng đạo ôn, Koji… cần bố trí gieo đầu lịch./.

                                              Trần Thị Huệ - Chi cục Trồng trọt & BVTV Nam Định 

Tin khác
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang