Vai trò của HTXNN trong xây dựng NTM nâng cao, ntm kiểu mẫu tỉnh Nam Định
Trong xây dựng NTM nâng cao theo Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 của UBND tỉnh về Ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2018-2020, có tiêu chí 4.4 có HTX hoạt động hiệu quả theo Luật HTX năm 2012 và NTM kiểu mẫu theo hướng dẫn số 2008/SNN-VPĐP của Sở Nông nghiệp & PTNT ngày 09/8/2021 về việc hướng dẫn thực hiện và lập hồ sơ căn cứ chứng minh mức đạt các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu năm 2020 và năm 2021 trong đó cũng có tiêu chí 1.5 có ít nhất 02 HTX kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, trong thời gian qua Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung củng cố HTXNN trong toàn tỉnh tổ chức, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua đó, khẳng định rõ vai trò của HTX trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Hàng năm UBND tỉnh đều ban hành các kế
hoạch, chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp & PTNT,
cấp ủy, chính quyền các cấp, nhiều xã, thị trấn ở trong tỉnh đã tập trung củng
cố, xây dựng HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả. Các HTX đã phát huy được vai trò
tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho thành viên, ứng dụng có
hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Các HTXNN từng bước
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, mô hình mới hiệu quả, có tính bền
vững. Trong hoạt động SXKD dịch vụ, hiện nay nhiều HTXNN đã tổ chức tốt các hoạt
động dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ động liên doanh, liên
kết với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho
thành viên, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tích cực đưa tiến bộ kỹ thuật, cơ giới
hóa vào sản xuất. Đến nay các HTX đã thực hiện được bình quân 5-6 loại dịch vụ
(tăng 1-2 dịch vụ so với trước), có nhiều HTX tổ chức được 9-10 loại dịch vụ,
ngoài các dịch vụ thiết yếu còn bổ sung thêm dịch vụ tín dụng, vệ sinh môi trường,
nước sạch đặc biệt trong đó có các dịch vụ khép kín (từ cung ứng giống, vật tư,
làm đất, gieo sạ đến thu hoạch lúa) như: HTX
SXKD DVNN Hợp Hưng-xã Hợp Hưng, HTX
SXKD DVNN Lê Lợi-xã Thành Lợi-huyện Vụ Bản thu nhập từ dịch vụ Tín dụng
đạt bình quân từ 200-500 triệu/năm; HTX SXKD DVNN Minh Tân-xã Minh Tân-huyện Vụ
Bản thu nhập từ dịch vụ nước sạch sinh hoạt bình quân trên 200 triệu đồng/năm;
HTX KDDVNN Liêm Trại-xã Mỹ Thịnh-huyện Mỹ Lộc thu nhập từ dịch vụ thu hoạch lúa
đạt bình quân từ 180-200 triệu/năm...,qua
đó đã hỗ trợ tích cực và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho các
thành viên và hộ nông dân; các thành viên đã gắn bó và tin tưởng hơn vào HTX.
Mô hình nuôi thỏ New Zealand thương phẩm tại HTX
chăn nuôi Long Phú
Nhiều HTX đã tích tụ ruộng đất và hình thành nên
các cánh đồng lớn, đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu
quả sản xuất, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên; liên
doanh, liên kết với các doanh nghiệp thực hiện các chuỗi sản xuất – tiêu thụ
nông sản; HTX cung cấp dịch vụ, vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất gắn với tiêu
thụ sản phẩm. Hiện nay đã có trên 100 HTX tham gia thực hiện liên kết với Doanh
nghiệp trong cung ứng và tiêu thụ nông sản cho các hộ thành viên; có 07 HTX có
tem truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm hàng hóa của HTX; 19 HTX đã có 31 sản
phẩm đạt tiêu chuẩn được UBND tỉnh cấp chứng nhận OCCOP (chiếm 21,2% tổng sản
phẩm được chứng nhận OCOP của tỉnh); có 30 HTX đã đầu tư máy móc, trang thiết bị
và liên kết với các HTX trong tỉnh sơ chế,
chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản, xây dựng chuỗi giá trị; có 63 HTX tổ chức
sản xuất theo quy hoạch vùng với 251 cánh đồng lớn với trên 13.000 ha. Một số
HTX tiêu biểu như HTX Nghĩa Bình, Nghĩa Hồng (huyện Nghĩa Hưng), HTX Nam Cường,
Yên Nhân (huyện Ý Yên), HTX Minh Tân, Cốc Thành, HTX Chế biến nông sản Bốn Thuận
(huyện Vụ Bản), HTX Toàn Thắng, HTX thủy sản Hải Điền (huyện Hải Hậu), HTX nuôi
trồng thủy sản Xuân Hòa (huyện Xuân Trường)...
Do hoạt động SXKD
có lãi, nên ở hầu hết các HTX vốn quỹ tăng trưởng, nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư
máy móc thiết bị và nhà xưởng để phục vụ nâng cao hiệu quả SXKD. Dự kiến bình
quân 1 HTX cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu mỗi HTX có 1.780 triệu đồng. Cơ sở vật
chất hiện nay đa số các HTX đều đã có trụ sở làm việc, một số HTX có cửa hàng
giới thiệu sản phẩm, xưởng chế biến, nhà kho, kho lạnh…. Mỗi HTX có từ 1-2 máy
vi tính (chiếm khoảng 75% số HTX); đa số các HTX đều đã kết nối mạng internet
riêng, số HTX còn lại kết nối nhờ mạng internet của UBND xã, do đó một số HTX đã
trực tiếp tiêu thụ sản phẩm bằng việc đầu tư cửa hàng giới thiệu sản phẩm, bán
hàng online…..
Thông
qua hoạt động tập thể, HTX đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội trên địa
bàn dân cư, tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo; nhiều HTX tiếp tục
khơi dậy được tính đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng; đã sử dụng vốn
quỹ để hỗ trợ các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và chăm lo phúc lợi cho các
hộ thành viên, góp phần ổn định trật tự chính trị, xã hội và an ninh nông thôn.
Trong xây dựng nông
thôn mới, ngoài thực hiện tốt tiêu chí số 4.4 trong NTM nâng cao và 1.5 trong
NTM kiểu mẫu, HTXNN còn đóng góp hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn;
phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; Tích cực triển khai thực
hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, phát triển sản phẩm OCOP, chú trọng đầu
tư xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp hữu
cơ, nông nghiệp xanh... và nhiều hoạt động khác góp phần cùng với các ngành
hoàn thành xã NTM giai đoạn 2011 – 2020 và xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Nguyễn Thị Minh Giảng - Phó
Chi cục Trưởng chi cục PTNT