Đồng chí Trần Anh
Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng
phát biểu tại cuộc họp.
Theo báo cáo của Hội đồng,
thực hiện Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 6-5-2022 của UBND tỉnh về việc triển khai
thực hiện chương trình OCOP năm 2022, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố
đã tích cực triển khai tới các xã, phường, thị trấn và các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp trên địa bàn. Nhờ đó đã có 100 sản phẩm của 68 cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp đủ điều kiện đề nghị Hội đồng xem xét, đánh giá, phân hạng và công
nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022. Trong đó, có 88 sản phẩm đề nghị công nhận
mới, 5 sản phẩm đề nghị nâng hạng từ 3 sao lên hạng 4 sao và 7 sản phẩm hết thời hạn,
đề nghị công nhận lại. 9/10 huyện có sản phẩm tham gia đánh giá năm 2022, các
huyện có nhiều sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm nay là: huyện Giao Thủy
32 sản phẩm, huyện Xuân Trường 19 sản phẩm và huyện Trực Ninh 18 sản phẩm, bênh
cạnh đó còn có huyện Ý Yên không có sản phẩm đánh giá.
Theo đánh giá sơ bộ của Hội đồng, các sản phẩm
tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022 có chất lượng tốt, bao bì sản
phẩm đẹp và có nhiều cải tiến, nhóm sản phẩm đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực, hồ
sơ hoàn thiện sản phẩm khá đầy đủ, chi tiết...
Đồng chí Trần Anh
Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng
kiểm tra, đánh giá các sản phẩm tham gia chương trình sản phẩm OCOP năm 2022 của
tỉnh.
Phát biểu tại cuộc họp, đồng
chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng chúc mừng và biểu dương
thành tích mà các địa phương, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã đạt được trong
quá trình thực hiện chương trình OCOP năm 2022. Mặc dù năm 2022 có nhiều khó
khăn nhưng các sở, ngành, địa phương, nhất là Sở NN và PTNT và Đơn vị tư vấn
Chương trình OCOP của tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham
mưu, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình theo từng lĩnh vực; đồng thời
đề nghị các thành viên Hội đồng đánh giá, tư vấn, góp ý cho cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp có sản phẩm hoàn thiện hồ sơ; cải tiến hoàn thiện sản phẩm
và chấm điểm.
Các sản phẩm được công nhận
đạt chuẩn OCOP xếp hạng từ 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để tiếp
tục hoàn thiện, nâng cấp; các sản phẩm chưa được công nhận tiếp tục hoàn thiện
theo góp ý của Hội đồng và tham gia bình xét, phân hạng ở đợt tiếp theo. Đồng
chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố quan
tâm chỉ đạo, có cơ chế hỗ trợ khuyến khích các chủ thể có sản phẩm tham gia
chương trình OCOP; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát, giúp đỡ, động viên,
hỗ trợ và luôn phải đồng hành cùng các chủ thể hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ về
sản phẩm theo quy định, đồng thời cần xác định có sản phẩm OCOP là tiêu chí về
sản xuất, tăng thu nhập và là yêu cầu bắt buộc trong chương trình xây dựng nông
thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng
nhấn mạnh đối với các sản phẩm OCOP sau khi được UBND tỉnh công nhận phải luôn
giữ vững, đảo bảo chất lượng sản phẩm theo quy định; trong thời gian tới Chương
trình OCOP của tỉnh đi vào chiều sâu, không chạy theo số lượng sản phẩm được
công nhận, cần quan tâm nâng tầm chất lượng các sản phẩm OCOP và đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh./.
Văn phòng Điều phối nông
thôn mới tỉnh