30/05/2024
Tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, bảo vệ chim hoang dã, di cư tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ
Lượt xem: 532
Tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; việc bảo tồn các loài chim hoang dã và chim di cư trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim
hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều
địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy
cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; việc bảo tồn các loài chim hoang dã
và chim di cư trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Giao Xuân Hải tuần tra, kiểm soát rừng
ngập mặn khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Vườn
Quốc gia Xuân Thủy là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học bao gồm một
hệ thống các môi trường sinh thái, từ rừng ngập mặn, bãi cát, đến vùng đất ngập
nước, nơi đây không chỉ là nơi trú ngụ của nhiều loài chim hoang dã, chim di cư
quý hiếm mà còn là điểm dừng chân quan trọng trong hành trình di cư của chúng. Đặc
biệt là nơi cư trú của các loài chim nước theo công ước Ramsar, trong số trên
200 loài chim xuất hiện ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã có trên 100 loài di trú,
50 loài chim nước và một số loài chim quý hiếm như: Cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa, choắt
chân màng lớn…
Trong thời gian qua, Hạt Kiểm lâm Giao Xuân Hải
đã chủ động phối kết hợp với Vườn quốc gia Xuân Thủy tổ chức hàng loạt các hoạt
động tuần tra và kiểm tra tại vùng đệm và vùng lõi của rừng ngập mặn, với mục
tiêu đảm bảo sự bền vững của môi trường tự nhiên, cụ thể: Xây dựng kế hoạch, tổ
chức tuần tra, kiểm tra giám sát các hoạt động nhằm tăng cường bảo vệ rừng, bảo
vệ chim di cư và chim hoang dã đã được triển khai mạnh mẽ; tiến hành kiểm tra
vùng rừng ngập mặn có nguy cơ bị tàn phá xâm lấn bằng quan sát trực tiếp và thông
qua các thiết bị công nghệ hỗ trợ như ống nhòm quan sát tầm xa, hệ thống định vị
GPS và bản đồ vệ tinh đồng thời triển khai các biện pháp ngăn chặn việc chặt
phá cây phi lao, cây ngập mặn để cải tạo bãi; theo dõi lộ trình di chuyển của
chim qua các khu vực trọng yếu, đồng thời ghi nhận các yếu tố nguy cơ có thể ảnh
hưởng đến sự thành công của việc di cư, như mất môi trường sống, sự xâm nhập của
con người và các mối đe dọa khác…
Ngoài ra, các cán bộ cũng thực hiện công tác
giám sát đối với các loài chim hoang dã, ghi nhận các loài chim trong khu vực
quản lý nhằm phát hiện sớm các biến đổi trong phân bố và sinh thái của các loài
chim hoang dã, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp.
Sử
dụng trang thiết bị hỗ trợ để quan sát và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm
Việc triển khai thực hiện quy chế phối hợp đã
ghi nhận những nỗ lực và thành quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc biệt
sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Kiểm lâm và Vườn Quốc gia Xuân Thủy; không chỉ
giúp giảm thiểu các hoạt động phá rừng mà còn thúc đẩy việc bảo tồn và phục hồi
môi trường tự nhiên.
Trong
thời gian tới cần tăng cường hơn nữa các đoàn công tác phối hợp và hỗ trợ cho
Vườn quốc gia Xuân Thủy trong công tác tuần tra, kiểm tra an ninh rừng; tuyên
truyền, phổ biến pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân;
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ động thực vật quý
hiếm./.
Nguyễn Ánh
Duyên – Chi cục Kiểm lâm