image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Xã Nông thôn mới thông minh Giao Phong với 3 trụ cột “Chính quyền số”, “Kinh tế số” và “Xã hội số”.
Lượt xem: 718

Xã Giao Phong nằm ở phía Tây Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cách trung tâm huyện Giao Thủy khoảng 12 km, phía Bắc giáp xã Giao Thịnh, phía Nam giáp biển; phía Đông giáp xã Giao Yến, xã Bạch Long, phía Tây giáp thị trấn Quất Lâm. Có quốc lộ 37b, Quốc lộ ven biển đi qua nên rất thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế.

anh tin bai

(Mô hình thí điểm theo Quyết định số 969/QĐ-BNN-VPĐP)

 Toàn xã có tổng số 2.467 hộ gia đình, với 6.835 nhân khẩu được phân bố trên 11 xóm. Đảng bộ xã có 380 Đảng viên, sinh hoạt ở 16 chi bộ (11 chi bộ xóm và 05 chi bộ cơ quan). Đảng bộ chính quyền xã là đơn vị trong sạch vững mạnh; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đều là đơn vị tiên tiến trở lên. Ngoài sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, dịch vụ, thương mại, nuôi trồng, khai thác, đánh bắt hải sản là mũi nhọn phát triển kinh tế của xã.

Năm 2020, xã Giao Phong được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020. Xác định xây dựng NTM có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc, Đảng ủy chính quyền và Nhân dân xã Giao Phong quyết tâm xây dựng NTM. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới và phấn đấu xây dựng NTM kiểu mẫu. Nhằm không ngừng nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Năm 2022, xã Giao Phong được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực Giáo dục.

anh tin bai

Phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Giao Phong, đoàn kết, thi đua đẩy mạnh phát triển KT-XH, đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, TDTT, củng cố quốc phòng - an ninh phấn đấu xây dựng quê hương Giao Phong anh hùng ngày càng giàu đẹp, văn minh góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xã Giao Phong vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba. 

anh tin bai

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU “Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị”, xã Giao Phong sau khi hoàn thành xây dựng NTM kiểu mẫu, tiếp tục thực hiện mô hình thí điểm xã NTM thông minh Giao Phong (Quyết định số 969/QĐ-BNN-VPĐP).

Mô hình xã nông thôn mới thông minh Giao Phong sẽ tận dụng tối đa và triệt để các chương trình dự án, các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được đầu tư trang bị đồng bộ để sử dụng có hiệu quả tương ứng vào các chỉ tiêu của xã nông thôn mới thông minh, với một số nội dung và chỉ tiêu như sau:

Nội dung

Mục tiêu

Tiêu chí

Xây dựng chính quyền điện tử định hướng chính quyền số

1. Cải cách hành chính

1.1. Có dịch vụ công trực tuyến một phần (tương đương .mức độ 3 trở lên như   quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP) .

1.2. Có dữ liệu phần mềm về đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công/công tác hỗ trợ, điều hành của chính quyền.

1.3. Có phổ biến thông tin (pháp luật, thông báo, hướng dẫn, ...) đến tận điện thoại của người dân;

2. Kết nối công nghệ

2.1. Dữ liệu hệ thống trung tâm điều hành thông minh cấp xã có thể chia sẻ/kết nối dữ liệu với các địa phương khác và với cấp quản lý chính quyền cao hơn;

3. Kết nối xã hội

3.1. Thông tin liên lạc của tất cả cán bộ chính quyền được công khai cho người dân;

3.2. Có xây dựng nhóm hành động địa phương để hỗ trợ, hướng dẫn người dân trong xây dựng NTM và chuyển đổi số.

3.3. Có diễn đàn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phát triển NTM giữa các làng/xã, người dân trên nền tảng số.

Hạ tầng số

4. Hạ tầng kết nối Internet, hạ tầng d liệu

4.1. Tỷ lệ đáp ứng đường thuê bao kết nối Internet trên số hộ dân của xã.

4.2. Tỷ lệ phủ sóng mạng di động trong phạm vi (4G/5G).

4.3. Có mạng wifi miễn phí các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi                 sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…).

4.4. Có hệ thống quản dữ liệu sở của xã.

5. Sử dụng thiết bị kết nối Internet

5.1. Tỷ lệ hộ dân sở hữu ít nhất 01 thiết bị điện thoại thông minh hoặc máy tính  có kết nối Internet.

5.2. Tỷ lệ cán bộ cán bộ xã, thôn sử dụng điện thoại thông minh kết nối  internet.

Dịch vụ nông thôn số

 6. Trung tâm thông tin xã

6.1. Có hệ thống quản lý thông tin dữ liệu kinh tế - xã hội của xã.

6.2. Có sử dụng ứng dụng di động chung để cán bộ và người dân trong xã chia sẻ thông tin, kết nối, tương tác, phản hồi về tình hình kinh tế xã hội của xã.

6.3. Có dịch vụ thương mại số và thông tin điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn

7. Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

7.1. Có mô hình HTX ứng dụng công nghệ số trong quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, sự tham gia của người dân.

7.2. sản phẩm chủ lực được kinh doanh trên các mạng hội, các nền tảng  thương mại điện tử.

8. Dịch vụ thanh toán trực tuyến

8.1. Tỷ lệ hộ dân sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến (điện, nước, môi trường, học phí, hành chính công…)

8.2. Tỷ lệ số cơ sở kinh doanh dịch vụ (có ĐKKD) ứng dụng giải pháp thanh toán trực tuyến.

9. Y tế nông thôn

9.1. Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe bằng các ứng dụng công nghệ thông tin.

9.2. Trạm y tế có các trang thiết bị phục vụ tư vấn, khám chữa bệnh từ xa như máy tính kết nối internet, đường truyền camera, loa…

10. Giáo dục nông thôn

10.1. Ứng dụng công nghệ số quản trị cơ sở giáo dục: Triển khai phần mềm quản trị nhà trường; triển khai dịch vụ trực tuyến (kết nối gia đình và nhà trường, tuyển sinh đầu cấp, thu phí dịch vụ giáo dục).

10.2. Ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy các cơ sở giáo dục: Trang bị hạ tầng, thiết bị phục vụ chuyển đổi số trong dạy, học; triển khai phần mềm dạy học trực tuyến, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…

11. Phát triển các hình dịch vụ nông thôn khác

11.1. Có dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, điều hành (môi trường, vận chuyển, vận tải, thủy lợi,…)

12. Nâng cao kỹ năng số cho cán bộ và người dân

12.1. Số lượng lớp đào tạo nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho người dân/cán bộ hằng năm.

Kinh tế nông thôn

13. Sáng tạo trong phát triển kinh tế

13.1. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất, phân phối, kinh doanh các sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Quản lý môi trường và ứng phó với BĐKH

16. Môi trường nông thôn

16.4. Người dân nhận thông tin lịch trình thu gom rác thải; nhận thông tin và thực hiện chi trả dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải qua ứng dụng công nghệ số

17. Ứng phó BĐKH

17. Người dân kịp thời nhận thông tin và được hướng dẫn biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu qua kênh thông tin tuyên truyền ứng dụng công nghệ số.

Đảm bảo an ninh trật tự, xã hội

18. Giám sát nông thôn thông minh

18.1. Có hệ thống camera giám sát an ninh, kết hợp ứng dụng phần mềm hỗ trợ giám sát thông minh

18.2. Có ứng dụng tương tác và xử lý phản ánh về an ninh trật tự của người dân cho chính quyền xã

Trên cơ sở Đề xuất mô hình thí điểm xã NTM thông minh Giao Phong được UBND huyện Giao Thuỷ thẩm tra; các Sở, ngành thẩm định. Ngày 18/3/2024, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 518/QĐ-UBND phê duyệt đề xuất mô hình thí điểm xã NTM thông minh xã Giao Phong, huyện Giao Thuỷ, với tổng kinh phí 11 tỷ đồng (ngân sách Trung ương là 5,5 tỷ đồng; ngân sách huyện 1,0 tỷ đồng; ngân sách xã và huy động nguồn vốn hợp pháp khác là 4,5 tỷ đồng).

Để thực hiện thành công mô hình thí điểm xã NTM thông minh Giao Phong giai đoạn 2023-2025:

Thứ nhất, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành liên quan, UBND huyện Giao Thuỷ, đặc biệt là Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật đối với UBND xã Giao Phong trong quá trình triển khai thực hiện Mô hình;

Thứ hai, UBND xã Giao Phong khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết trình UBND huyện Giao Thuỷ phê duyệt và triển khai thực hiện mô hình đảm bảo đúng tiến độ, đạt kết quả như dự kiến và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành; Tổ chức cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động người dân và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tích cực tham gia xây dựng mô hình; cân đối bố trí nguồn đối ứng từ ngân sách xã, huy động xã hội hóa từ đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn và người dân tham gia thực hiện mô hình./.

  

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang