22/02/2023
Trung tâm Khuyến nông Nam Định triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc tập đoàn giống lúa có triển vọng tại các vùng sinh thái tỉnh Nam Định – Vụ Xuân năm 2023”.
Lượt xem: 392
Trong những năm gần đây năng suất, chất lượng lúa tỉnh Nam Định không ngừng được nâng cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ. Để góp phần thay đổi cơ cấu giống, qua công tác khảo nghiệm hàng vụ, hàng năm Trung tâm Khuyến nông Nam Định đã chọn lọc những bộ giống tốt đưa ra sản xuất đại trà phù hợp với từng vùng sinh thái trong tỉnh góp phần thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Diện tích giống lúa lai năng suất và lúa thuần chất lượng có hiệu quả kinh tế cao ngày càng được mở rộng.
Vụ xuân năm 2023, Trung tâm khảo nghiệm 12 giống
lúa gồm 2 giống lúa lai và 10 giống lúa thuần,. 2 giống lúa lai là Nhị ưu 838
(giống đối chứng) và Long Hương 8117. 10 giống lúa thuần gồm: BT7 (đối chứng),
LP5, LT2, VNR 20, Thiên trường 900, TBR 225 mới và 4 giống mới của Công ty Giống
cây trồng Nam Định (công ty chưa công bố tên giống) được đánh số: mẫu 1, mẫu 2,
mẫu 3, mẫu 4.
(Hình ảnh: Mẫu 01 giống lúa mới của Công
ty Giống cây trồng Nam Định)
Địa điểm triển khai mô hình khảo nghiệm tập đoàn giống
lúa mới tại 2 điểm: Thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng - là vùng đất phù sa có tầng canh tác dầy nhẹ
đại diện cho các huyện phía Nam tỉnh và HTX Minh Tân, huyện Vụ Bản - vùng đất
trũng, chua đại diện cho các huyện phía Bắc tỉnh.
Các giống lúa trong mô hình được thu thập đầy đủ từ
trước tết Nguyên Đán và trong 2 ngày 9/2 và 11/2 năm 2023, các cán bộ phụ trách
mô hình đã khẩn trương xuống đồng cùng các hộ xã viên gieo sạ các giống lúa
trong mô hình “Nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc tập đoàn giống lúa có triển vọng
tại các vùng sinh thái tỉnh Nam Định – Vụ Xuân năm 2023”. Các giống gieo trong mô hình đều đạt
tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Thời điểm gieo sạ nhiệt độ từ 19 - 25oC, có mưa xuân thích hợp cho cây lúa sinh
trưởng. Đến nay, các giống lúa trong mô hình sinh trưởng khỏe, đạt 1-1,2 lá.
(Hình ảnh: Nông dân đang gieo sạ các giống
lúa trong mô hình )
Cả 2 điểm trong mô hình đã tiến hành bón lót (trước
khi bừa cấy) với lượng: 30 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 13 kg/sào NPK 16:16:8. Trong thời gian tới,
cán bộ kỹ thuật được phân công sẽ thường xuyên thăm đồng để hướng dẫn cho hộ
làm mô hình bón thúc lần 1 (Khi cây lúa đạt 3-4 lá) với lượng 12 kg/sào NPK
16:16:8 và bón thúc lần 2 (Khi cây lúa đạt 6-7 lá) với lượng 2 kg Kali/sào và
theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu theo dõi trong mô hình gồm có: Ngày
gieo, ngày cấy, chiều cao cây, ngày bắt đầu đẻ nhánh, ngày kết thúc đẻ nhánh, tổng
số dảnh/khóm, ngày trỗ 10 – 80%, số bông/khóm, số hạt/bông, P1000 hạt, tỉ lệ hạt chắc, năng suất lý thuyết, năng suất
thực thu và tính chống chịu sâu bệnh...
Mục tiêu của mô hình là: Xác định được 1-2 giống lúa mới có năng suất
cao, ổn định, chất lượng tốt và thích ứng rộng với các vùng sinh thái của tỉnh để tham mưu với Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn đưa vào cơ giống lúa của tỉnh.
Nguyễn Hoàng Linh-Trung tâm Khuyến nông Nam
Định