image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 106
  • Trong tuần: 12 978
  • Tất cả: 1356807
Triển khai tổ chức diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Mùa 2022
Lượt xem: 556
Chuột hại là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có khả năng sinh sản nhanh, mỗi năm chuột cái có thể đẻ được 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 5-7 con, nên khi gặp điều kiện thuận lợi thì số lượng chuột tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Vụ Xuân 2022 các địa phương trong toàn tỉnh đã tích cực phát động diệt chuột bằng nhiều biện pháp nhưng vẫn có 262 ha lúa bị chuột gây hại. Mặt khác thời gian thu hoạch lúa vụ Xuân 2022 muộn hơn trung bình nhiều năm từ 7-10 ngày, cục bộ có những diện tích thu hoạch cuối tháng 6 là điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn trên đồng ruộng và nơi cư trú của chuột, do đó khả năng gây hại của chuột ở vụ Mùa 2022 là rất lớn.

Để thực hiện tốt việc diệt chuột, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch số: 206/KH-CCTTBVTV ngày 20/6/2022 về tổ chức diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ Mùa năm 2022.

anh tin bai

Tiến hành gieo trồng tập trung, thu hoạch đồng loạt là một trong những biện pháp diệt chuột hữu hiệu

Theo đó, với phương châm “Nhà nhà diệt chuột, Người người diệt chuột”, chiến dịch diệt chuột được phát động đồng loạt trên địa bàn các huyện, thành phố, huy động sự tham gia của cả cộng đồng; công tác diệt chuột được tổ chức thường xuyên trong cả vụ, tập trung vào thời gian cao điểm khi thức ăn trên đồng khan hiếm nhất. Bao gồm: Đợt 1 từ ngày 22/6 - 05/7, khi đưa nước vào làm đất đến khi gieo cấy lúa (Đây là thời điểm diệt chuột hiệu quả cao nhất). Đợt 2 từ ngày 25/7 - 15/8, sau khi gieo cấy xong đến khi lúa đứng cái (phân hóa đòng). Trong vụ đông cần tập trung vào thời điểm làm đất trồng cây vụ đông.

Các huyện, thành phố đang tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho nông dân chủ động áp dụng 4 biện pháp diệt chuột hiệu quả, an toàn.

1. Biện pháp canh tác: Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi để hạn chế nơi cư trú và sinh sản của chuột. Thời vụ gieo trồng tập trung, thu hoạch đồng loạt nhằm cắt đứt nguồn thức ăn liên tục trên đồng ruộng của chuột.

2. Biện pháp vật lý, cơ học: Sử dụng các loại bẫy diệt chuột như: bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy dính đặt cạnh lối đi của chuột và nơi chuột gây hại; đào bắt, hun khói hoặc đổ nước vào hang để bắt chuột.

3. Biện pháp sinh học: Khuyến khích nông dân nhân nuôi đàn chó, mèo; tuyên truyền nông dân bảo vệ, không săn bắt, giết thịt các loài thiên địch của chuột có trong tự nhiên.

4. Biện pháp sử dụng thuốc diệt chuột: Sử dụng các loại thuốc hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, ít độc hại với môi trường như: Thuốc có hoạt chất Bromadiolone (Antimice 0.006GB, Cat 0.25WP, Broma 0.005AB, Killrat 0.005 Wax block …); hoạt chất Brodifacoum (Forwarat 0.005%, Klerat® 0.005% Wax block bait,…); hoạt chất khác (Racumin 0.75TP, ....). Dùng luân phiên các loại thuốc trên sẽ cho kết quả diệt chuột cao hơn./.

                       Nguyễn Quốc Việt - Chi cục Trồng trọt và BVTV Nam Định 

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang