image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 23
  • Hôm nay: 373
  • Trong tuần: 13 245
  • Tất cả: 1357074
Nông dân Nam Định chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Xuân 2022
Lượt xem: 1848

Tính đến ngày 13/5, lúa Xuân của tỉnh đã trỗ được 15.000ha (21% diện tích), lúa sẽ trỗ bông tập trung đến ngày 20/5. Tuy nhiên từ ngày 13-15/5 có đợt không khí lạnh hiếm gặp trong 40 năm qua làm nhiệt độ giảm sâu, gây mưa giông xen kẽ và biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt, bạc lá… có nguy cơ gây hại nặng trên diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.

Tính đến ngày 13/5, lúa Xuân của tỉnh đã trỗ được 15.000ha (21% diện tích), lúa sẽ trỗ bông tập trung đến ngày 20/5. Tuy nhiên từ ngày 13-15/5 có đợt không khí lạnh hiếm gặp trong 40 năm qua làm nhiệt độ giảm sâu, gây mưa giông xen kẽ và biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt, bạc lá… có nguy cơ gây hại nặng trên diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.

Bệnh Đạo ôn cổ bông thường xuất hiện tại cổ bông, cổ gié hoặc tai lá đòng thấy có chấm nhỏ màu nâu xám, sau đó lan dần và bao quanh lấy cổ bông, cổ gié gây nên bông bạc nếu bệnh xuất hiện sớm hoặc gây lép lửng bông hoặc gié khi bệnh xuất hiện muộn. Trên hạt vết bệnh không định hình, màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác. Khi bà con nông dân nhìn thấy triệu chứng trên thì bệnh đã gây hại và lúc đó phun thuốc trừ bệnh sẽ có hiệu quả phòng trừ thấp.Vì vậy, đối với bệnh này cần phải phun thuốc phòng trừ sớm ở thời điểm lúa bắt đầu trỗ và khi lúa trỗ hoàn toàn.

anh tin bai

Triệu chứng điển hình của bệnh đạo ôn cổ bông trên đồng ruộng

Hiện nay, gần 10.000 ha lúa Xuân của huyện Hải Hậu đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ bông. Đáng lo ngại là năm nay thời tiết rất thuận lợi cho bệnh dạo ôn phát triển vì trên địa bàn huyện có khoảng 1.000 ha lúa là giống nhiễm bệnh đạo ôn.

Theo ông Vũ Minh Ngọc - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thời gian lúa xuân của Hải Hậu trỗ bông tập trung có thể gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại; huyện đang tập trung chỉ đạo các xã bám sát đồng ruộng, phân vùng, phân trà lúa trỗ để tổ chức phun phòng kịp thời. Từ sau ngày 15/5, huyện sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo phòng trừ vì cơ bản diện tích lúa xuân của huyện sẽ trỗ trong khoảng thời gian đó. 

Thực tế, những ruộng lúa đã bị bệnh đạo ôn lá gây hại hay những ruộng gieo cấy giống nhiễm, hàng năm đã bị bệnh này thì nguy cơ bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại nặng sẽ rất cao, đặc biệt khi lúa trỗ gặp mưa, độ ẩm cao, trời lạnh hoặc biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn. Tuy nhiên, có những ruộng lúa không bị nhiễm đạo ôn lá nhưng vẫn có khả năng bị bệnh đạo ôn cổ bông, vì đây là loại bệnh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.

Để bảo vệ an toàn sản xuất vụ Xuân 2022, các địa phương trong tỉnh đã chủ động phân công cán bộ chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn tuyên truyền, đôn đốc các hộ nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, lách thời tiết để kịp thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Phun phòng bệnh lúc lúa trỗ 3-5% số bông (ruộng trỗ trước phun trước, ruộng trỗ sau phun sau) cho các giống nhiễm như: BC15, TBR225, Khang Dân 18, Q5, Đài thơm 8, Thiên ưu 8, Thái Xuyên 111, Phúc Thái 168, Nếp,... Trường hợp áp lực bệnh cao (thời tiết thuận lợi, nguồn bệnh cao) cần phải phun lần 2 khi lúa đã trỗ hoàn toàn. Ruộng lúa đã trỗ không kịp phun thuốc phải phun lại ngay sau khi lúa trỗ thoát hoàn toàn. Không nên sử dụng loại thuốc chỉ chứa 1 hoạt chất Isoprothiolane để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông do hiệu quả phòng trừ rất thấp. Có thể kết hợp thuốc trừ bệnh đạo ôn và thuốc trừ bệnh đen lép hạt để phòng trừ cùng lúc hai loại bệnh trên.

anh tin bai

Bà con nông dân đang tích cực phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông

Theo ông Trần Ngọc Chính - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định, để quản lý tốt việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhất là UBND cấp xã tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn. Chỉ đạo, khuyến cáo các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV chỉ cung ứng những loại thuốc có trong danh mục và theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt & BVTV./.

          Nguyễn Quốc Việt - Trưởng phòng BVTV

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang