Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên lúa, màu
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là hệ thống quản lý dịch hại sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh làm cho cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt. Đây là chương trình quản lý đang được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh tích cực áp dụng. Chương trình IPM đã và đang giúp giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại tồn dư trên sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Được sự
quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở
Nông nghiệp & PTNT; Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật Nam Định triển khai chương trình đào tạo nông dân nâng cao theo hướng Thực hành
Nông nghiệp tốt trong sản xuất lúa chất lượng và rau màu an toàn theo chuỗi liên kết năm 2021 trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo Chi
cục thăm mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật gắn với áp dụng kỹ thuật
IPM tại Trung Thành - Vụ Bản
Mục đích chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho người sản xuất về quản lý
dịch hại tổng hợp, kỹ thuật thâm canh lúa, màu cải tiến, 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả
sản xuất lúa, đảm bảo sản xuất lúa gạo an toàn, chất lượng cao,
thân thiện với môi trường gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; hướng tới sản xuất lúa, màu theo tiêu chuẩn
VietGAP.
Trong năm 2021, Chi cục đã tổ chức 03 lớp đào tạo nông dân nâng cao theo hướng thực hành Nông nghiệp tốt
trong sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi liên kết tại: Trung Thành, Tam Thanh -
Vụ Bản, Hải Long - Hải Hậu; tổ chức 01 lớp đào tạo nông dân
nâng cao theo hướng thực hành Nông nghiệp tốt trong sản xuất rau màu an toàn theo chuỗi
liên kết tại Hải Hòa - Hải Hậu. Xây dựng mô hình trình diễn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khảo
nghiệm giống, phân bón, thuốc BVTV gắn với áp dụng kỹ thuật IPM trong sản xuất
rau, màu an toàn, liên kết sản xuất theo chuỗi với số lượng 01 mô hình/lớp, mỗi mô hình 05 ha.
Học
viên lớp IPM thăm đồng tại Trung Thành -
Vụ Bản
Học
viên học lý thuyết áp dụng kỹ thuật IPM trong sản xuất lúa tại Hải Long - Hải
Hậu
Qua đó, học viên được học lý thuyết ở trên lớp và kết hợp thực hành trên
đồng ruộng. Học theo phương pháp 2 chiều trong mọi hoạt động, giảng viên là
người điều hành hướng dẫn thảo luận, tổng hợp vấn đề và giải quyết thắc mắc khi
cần thiết. Trong các giờ học luôn có sự thảo luận sôi nổi và chia sẻ kinh
nghiệm giữa học viên với giảng viên và giữa các học viên với nhau. Đây là
phương pháp học giúp học viên dễ hiểu, dễ nhớ và tiếp thu kiến thức.
Học
viên lớp IPM nhận vật tư tại Trung Thành - Vụ Bản
Chi phí về giống, phân đạm urê ở ruộng mô hình IPM lúa thấp hơn ruộng
làm theo nông dân: Giảm 56 kg đạm/ha, giảm 1 lần phun thuốc/vụ, năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng làm theo tập
quán nông dân là 6.519.000 đồng - 8.768.000 đồng/ha. Mô hình IPM trên rau bắp cải có chi phí thấp hơn ruộng đối chứng, giảm 3 kg đạm/sào,
giảm 1 lần phun thuốc/vụ, năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng làm theo
tập quán nông dân là 21.840 đồng/ha.
Mô
hình trình diễn áp dụng kỹ thuật IPM trong sản xuất rau, màu an toàn tại
Hải Hòa - Hải Hậu
Anh Nguyễn
Văn Hưng - xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản,
người tích tụ hơn 10ha tham gia mô hình IPM với diện tích 02ha, cho biết: Qua áp dụng
mô hình IPM, chúng tôi chú trọng đến quy trình trồng lúa ngay từ khâu làm đất,
bởi khi cày lật, phơi ải, bón vôi và phân bón vi sinh giúp tiêu diệt phần lớn mầm bệnh
và vi sinh vật gây hại trong đất. Nhờ đó, đã giảm được chi phí và công chăm
sóc, lại sử dụng thuốc hóa học rất ít giúp cây trồng phát triển hiệu
quả, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn bền vững trong sản xuất.
Theo Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 26/02/2021 của
UBND tỉnh Nam Định về việc triển khai chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp
trên cây trồng giai đoạn 2021-2023, mục tiêu đặt ra đến năm 2025 sẽ mở
rộng diện tích ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng. Cụ
thể, có > 50% diện tích trồng lúa ứng dụng IPM trên tổng diện tích gieo cấy
và đạt trên 90% diện tích trong vùng sản xuất tập trung; 70% diện tích cây rau
màu ứng dụng IPM trên tổng diện tích gieo trồng và đạt 100% trong vùng sản xuất
tập trung.
Trong giai
đoạn tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định tiếp tục phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Trung
tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc đào tạo nguồn giảng viên chính đủ năng lực hướng
dẫn nông dân hiểu và áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng
ruộng, nhất là các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp sinh thái trên cây trồng: Lúa, rau màu, cây ăn quả. Qua đó lan toả việc
áp dụng IPM trên diện rộng trong tỉnh đáp ứng những yêu cầu, điều kiện về cạnh
tranh nông sản, an toàn thực phẩm hướng tới xây dựng thương hiệu sản xuất hàng
hóa chất lượng và hiệu quả./.
Nguyễn Quốc Việt - Trưởng phòng Bảo vệ thực
vật