image advertisement

image advertisement

image advertisement








image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 822
  • Trong tuần: 8 928
  • Tất cả: 1343368
  • 30/09/2022

    Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh

    Thực hiện Kế hoạch số 50/KH-ĐGS ngày 16/8/2022 của Đoàn Giám sát Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định về việc giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Sáng 26/9/2022, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) của tỉnh do đồng chí Nguyễn Hải Dũng, TUV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát chuyên đề tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  • 23/06/2022

    Triển khai tổ chức diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Mùa 2022

    Chuột hại là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có khả năng sinh sản nhanh, mỗi năm chuột cái có thể đẻ được 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 5-7 con, nên khi gặp điều kiện thuận lợi thì số lượng chuột tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Vụ Xuân 2022 các địa phương trong toàn tỉnh đã tích cực phát động diệt chuột bằng nhiều biện pháp nhưng vẫn có 262 ha lúa bị chuột gây hại. Mặt khác thời gian thu hoạch lúa vụ Xuân 2022 muộn hơn trung bình nhiều năm từ 7-10 ngày, cục bộ có những diện tích thu hoạch cuối tháng 6 là điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn trên đồng ruộng và nơi cư trú của chuột, do đó khả năng gây hại của chuột ở vụ Mùa 2022 là rất lớn.

  • 15/06/2022

    Chi cục Trồng trọt & BVTV Nam Định hướng dẫn cơ cấu các giống lúa, thời vụ gieo cấy và phương thức gieo cấy vụ Mùa năm 2022

    Hiện nay bà con nông dân trong tỉnh đang chuẩn bị bước vào sản xuất vụ Mùa 2022. Bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn, thách thức. Để tổ chức tốt sản xuất vụ Mùa 2022, góp phần thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp Nam Định, các địa phương trong tỉnh cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ sản xuất.

  • 16/05/2022

    Nông dân Nam Định chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Xuân 2022

    Tính đến ngày 13/5, lúa Xuân của tỉnh đã trỗ được 15.000ha (21% diện tích), lúa sẽ trỗ bông tập trung đến ngày 20/5. Tuy nhiên từ ngày 13-15/5 có đợt không khí lạnh hiếm gặp trong 40 năm qua làm nhiệt độ giảm sâu, gây mưa giông xen kẽ và biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt, bạc lá… có nguy cơ gây hại nặng trên diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Tính đến ngày 13/5, lúa Xuân của tỉnh đã trỗ được 15.000ha (21% diện tích), lúa sẽ trỗ bông tập trung đến ngày 20/5. Tuy nhiên từ ngày 13-15/5 có đợt không khí lạnh hiếm gặp trong 40 năm qua làm nhiệt độ giảm sâu, gây mưa giông xen kẽ và biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt, bạc lá… có nguy cơ gây hại nặng trên diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.

  • 27/04/2022

    Nông dân Nam Định chuẩn bị ra quân đợt cao điểm phòng trừ dịch hại vụ Xuân năm 2022

    Do ảnh hưởng của đợt mưa, rét đậm, rét hại trong tháng 2, rét nàng Bân (từ ngày 01-04/4) làm các trà lúa Xuân sinh trưởng chậm hơn so với cùng kỳ vụ trước từ 5-10 ngày. Các trà lúa Xuân của tỉnh sẽ trỗ bông tập trung  từ ngày 12 -20/5. Một số diện tích cấy dặm hay gieo sạ lại sẽ trỗ bông sau ngày 20/5.

  • 15/04/2022

    Chi cục Trồng trọt và BVTV tăng cường quản lý dịch hại đầu tháng 4 năm 2022

    Qua kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt & BVTV, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố cho thấy bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện ở một số địa phương như: Mỹ Thuận - Mỹ Lộc; Nam Cường, Đồng Sơn - Nam Trực; Hiển Khánh - Vụ Bản; Nghĩa Bình, Nghĩa Lạc - Nghĩa Hưng; Giao Châu, Giao Tiến - Giao Thủy…trên các giống nhiễm (BC15, Khang dân 18, TBR225, Nếp...), tỷ lệ bệnh nơi cao 1-3%. Bệnh có khả năng gia tăng nhanh trong thời gian tới. Rầy lưng trắng lứa 1 (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen) đã xuất hiện với mật độ trung bình 10-50 con/m2 , cao 100-200 con/m2, (Giao Thủy, Nghĩa Hưng,...) chủ yếu tuổi 3, 4 và đã nở rộ từ ngày 28/3 - 05/4; Rầy có mật độ thấp hơn cùng kỳ năm trước. Kết quả giám định virus trên 172 mẫu rầy, 05 mẫu lúa từ ngày 01/3 - 12/4 chưa phát hiện có mẫu dương tính với virus lùn sọc đen, thấp hơn cùng kỳ năm trước.

  • 01/04/2022

    Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên lúa, màu

    Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là hệ thống quản lý dịch hại sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh làm cho cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt. Đây là chương trình quản lý đang được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh tích cực áp dụng. Chương trình IPM đã và đang giúp giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại tồn dư trên sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.

  • 22/11/2021

    Kiểm soát chặt chẽ thị trường vật tư nông nghiệp

    Quản lý tốt thị trường vật tư nông nghiệp (VTNN) góp phần quan trọng để bảo đảm sự phát triển của ngành nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững. Nhận thức rõ nhiệm vụ này, các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (389/ĐP) đã tích cực phối hợp kiểm soát tình hình cung ứng, lưu thông bảo đảm chất lượng VTNN. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nền nếp, hạn chế tối đa tình trạng gian lận thương mại, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm.

  • 18/11/2021

    Biện pháp kỹ thuật canh tác trong phòng trừ sâu bệnh

    Trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp canh tác có tác dụng phòng trừ sâu bệnh hại cây được xem như là một nhóm biện pháp bảo vệ thực vật. Tác động đúng đắn và hợp lý thì các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể hạn chế được sự xuất hiện của sâu bệnh trên đồng. Trong số các biện pháp kỹ thuật canh tác có nhiều ý nghĩa đối với công tác bảo vệ thực vật, đáng chú ý nhất là các biện pháp sau đây:

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đức Việt -  Phó giám đốc Sở 
GPXP Số 03/GP-TTĐT ngày 19/10/2022
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang